VÌ SAO BÓN PHÂN QUA LÁ VÀ CÁCH DÙNG PHÂN BÓN LÁ?
VÌ SAO BÓN PHÂN QUA LÁ VÀ CÁCH DÙNG PHÂN BÓN LÁ?
Phân bón lá là gì?
Phân bón lá, bón cho lá, được áp dụng cung cấp phân trực tiếp qua lá bởi phun đều trên bề mặt lá một lượng dung dịch phân bón để lá có thể hấp thu. Bón phân cho lá có thể áp dụng cho tất cả cây trồng, nhưng phổ biến và hiệu quả nhất là cho nhóm rau màu, hoa cảnh.
Về cơ bản, cây trồng cần một lượng lớn dinh dưỡng cần hấp thu qua rễ (từ đất), mà không thể cung cấp đủ qua lá; nên bón phân qua lá chỉ là biện pháp bổ sung các dinh dưỡng cần thiết bên cạnh việc bón phân qua rễ (gốc). Ở một số giai đoạn, trường hợp nhất định, bón phân qua lá có thể mang đến hiệu quả tức thời và cần thiết, nhất là việc bổ sung nhanh, cấp thiết các vi lượng, vitamin, acid amin,... Bón qua lá, dinh dưỡng sẽ hấp thu nhanh hơn, vì các chất này hấp thu trực tiếp vào các lổ khổng lớp biểu bì tế bào lá.
Vì sao phải bón phân qua lá
Khi nào nên sử dụng phân bón lá:
Cân bằng dưỡng chất: Bổ sung nhanh dinh dưỡng khi cây bị thiếu chất, hoặc mất cân bằng dinh dưỡng
Đất trồng nghèo dưỡng chất
- pH đất quá cao làm hạn chế rễ cây hấp thu vi lượng, gây ra hiện tượng thiếu chất hoặc rối loạn biến dưỡng
- Cây có hiện tượng mất cân bằng dưỡng chất khi đất chứa nhiều chất ức chế sự hấp thu của rễ (ví dụ quá nhiều Canxi sẽ ức chế hấp thu Kali). Sự bổ sung qua lá sẽ không chịu sự ức chế hấp thu này
- Ngập úng và quá ẩm ướt ở đất thường gây ra thiếu dưỡng chất; vì dưới điều kiện stress oxy do ngập nước, rễ không thể hoạt động bình thường
Thời tiết: Điều kiện thời tiết bất thường như mưa bão, âm u, nóng bức, ẩm cao, ...làm cản trở hoạt động hấp thu dưỡng chất từ rễ
Hệ thống rễ: Khi hệ thống rễ bị hư hại, hoặc mắc bệnh không thể hấp thu đầy đủ dinh dưỡng cho cây
Gia tăng năng suất: Muốn thúc đẩy tăng trưởng, tăng năng suất nhanh qua việc bổ sung dinh dưỡng ở thời điểm quan trọng, được khuyến cáo
Các khuyến cáo thực hành bón lá tối ưu
Thời tiết – thời điểm trong ngày
-Chọn thời điểm bón lá cần phù hợp để phát huy hiệu quả cao, lúc thời tiết mát mẻ (nhiệt độ ngoài trời <25oC), tốt nhất lúc chiều tối và sáng sớm. Nhiệt độ ngoài trời, độ ẩm và gió ảnh hưởng đến hiệu quả của bón lá. Nếu bón lúc trời nắng nóng, khô hanh sẽ làm khô nhanh giọt nước và giảm sự hấp thu của phân bón lá
pH của nước pha và phân bón lá
- pH của dung dịch sau pha loãng phân bón, ở khoảng pH=5.0 sẽ tối ưu cho sự hấp thu của lá, Nhiều chất dinh dưỡng có sự hấp thu tối ưu ở pH acid sau pha loãng, ví dụ: khoảng 3.0 – 3.7 (Phospho), 4.1 – 4.9 (Kẽm). pH dung dịch pha còn giúp hòa tan các chất dinh dưỡng trong phân bón, sự hòa tan càng cao, sự hấp thu càng trọn vẹn
Nồng độ pH ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng
Kích cỡ giọt nước và áp lực phun
- Giọt nước lớn bao phủ diện tích nhỏ và khả năng bám dính bề mặt lá thấp hơn giọt nước nhỏ, mịn. Tuy nhiên, giọt nước phun cũng không được quá nhỏ là bị trôi dạt trong không khí. Do đó, khi bón lá lưu ý chọn vòi phun và áp lực phun phù hợp.
- Có thể sử dụng chất hoạt điện bề mặt (surfactant) để dàn đều giọt nước, giữ cho giọt nước bám bề mặt lá nhiều, lâu và hấp thu nhiều hơn.
Các khuyến cáo cẩn trọng khi bón phân qua lá
Khả năng hư hại lá
- Muối cao có thể làm hư lá như hoại tử, bong tróc tế bào lá
- Nồng độ dinh dưỡng quá cao, áp lực phun lớn, thời điểm nắng nóng có thể làm tổn thưởng, stress cho tế bào lá
Thời gian cho lá hấp thu là rất ngắn
- Phân bón qua lá có thể được lá hấp thu trong khoảng thời gian rất ngắn, do sau đó bị rớt xuống hay bay hơi
Nồng độ pha loãng nên thấp
- Do tế bào lá rất dễ tổn thương, nên thường tỷ lệ bón chỉ có thể ở mức vừa phải đến thấp; do đó không thể bón qua lá đủ dưỡng chất cho cây mà cần sự hấp thu từ rễ, nhất là các Đa, Trung lượng
Tháp dinh dưỡng cần cho cây trồng
KẾT LUẬN
Phân bón lá đắt tiền, khả năng lá cây hấp thu có giới hạn NÊN cần chọn lựa phân bón lá chất lượng cao, dinh dưỡng cân bằng, tinh khiết và có dẫn xuất tốt để có thể hấp thu hiệu quả mang lại lợi ích tối đa
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH XNK TÂY BAN NHA
Hotline: 0966.822.534 - 0963.779.118