BÓN PHÂN CHO CÂY ĂN QUẢ KHU VỰC ĐBSCL
1. Các yếu tố bất lợi của vườn cây ăn trái vùng ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính ổn định nên rất thuận lợi cho sản xuất cây ăn quả nhiệt đới như: Sầu Riêng, Thanh Long, Vú Sữa, Cam, Quýt, Chanh, Khóm, Bưởi, Xoài,…
Tuy nhiên, ĐBSCL là vùng đất thấp, hàng năm có mua nước nổi, bị úng ngập vào mùa mưa, do vậy, muốn trồng cây ĂN QUẢ ở khu vực này phải đào mương lên liếp để thoát nước cho mùa mưa và dẫn nước tưới vào mùa khô, phần lên liếp để nâng cao tầng đất mặt, làm dày tầng canh tác.
Khi lên liếp, tầng đất phèn ở sâu được đưa lên cùng với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều của vùng nhiệt đới cũng gây cho cây ăn quả nhiều bất lợi sau:
- Dưỡng chất trong đất theo nước xuống mương, đất vườn lâu năm có pH thấp, dưỡng chất Đa – Trung – Vi lượng bị thiếu hụt (Tham khảo ngay sản phẩm SIÊU VI LƯỢNG)
- Lớp đất mặt bị rửa trôi do trời mưa lớp đất mặt liếp sẽ bị trôi xuống mương.
Trồng cây thâm canh: hầu hết nhà vườn đều cho nông sản có chất lượng và năng suất cao nên lượng dưỡng chất trong đất đang bị thiếu hụt dần
2. Sử dụng phân bón hợp lý cho vườn cây ăn quả ở ĐBSCL
Để khắc phục những điều kiện mà vườn cây ăn trái ở ĐBSCL đang mắc phải. Việc bón phân cho cây chủ yếu nhắm vào những yếu tố bất lợi trên (phần 1) của đất liếp và đáp ứng cho yêu cầu sản xuất trái cây hàng hóa có chất lượng và năng suất cao.
2.1. Bón vôi cho cây ăn trái
Đất canh tác ở ĐBSCL phần lớn đều bị chua, hàm lượng Canxi, Magie và lân hữu dụng thấp.
Nhà vườn thực hiện BÓN VÔI trên đất liếp nhằm ngăn chặn tiến trình suy thoái, giảm ngộ độc sắt, nhôm, mangan cho cây trồng. Ngoài ra, bón vôi còn cung cấp Canxi cho cây ăn quả giúp cây hạn chế tình trạng đổ ngã, sâu bệnh tấn công, trái nứt,…. Và chống chịu với điều kiện bất lợi của nắng nóng, mặn, phèn
Liều lượng vôi bón vôi cho cây ăn trái tùy thuộc độ chua của đất, tuổi của liếp,…
2.2.Bón phân hữu cơ cho cây ăn trái
Sự nghèo kiệt chất hữu cơ trong đất sẽ làm cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng bị giới hạn, điều này sẽ dẫn đến năng suất kém.
ĐBSCL có nhiều nguồn cung cấp phân hữu cơ mà bà con nông dân có thể sử dụng như: rơm rạ, bã bùn, vã mía, phân chuồng,…
Nên bón phân hữu cơ vào đầu mùa nắng để tránh sự cạnh tranh oxy giữa các vi sinh có lợi trong đất và rễ cây ăn trái.
2.3.Bón phân hóa học cho cây ăn trái
Bón phân theo giai đoạn sinh trưởng của cây
Giai đoạn kiến thiết (B) Giai đoạn làm hoa (C) Giai đoạn đậu trái, nuôi trái (D) Giai đoạn sau thu hoạch
- Bón đúng loại phân cần thiếtMột số lưu ý khi bón phân như:
- Bón phân vào đúng thời điểm
- Nên bón đúng vào nơi cây hấp thu dinh dưỡng
- Bón với lượng phân vừa đủ
Việc bón phân cho vườn cây ăn quả ở ĐBSCL nhắm vào việc khắc phục những yếu tố bất lợi trên của đất liếp và đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông sản có chất lượng và năng suất cao.
Công ty Tây Ban Nha vẫn luôn không ngừng nỗ lực để mang các sản phẩm hoàn hảo nhất cho cây trồng đến cho bà con. Để được tư vấn thêm, các bạn hãy liên hệ:
Công ty TNHH XNK Tây Ban Nha
- Hotline: 0966.822.534 - 0963.779.118
- Fanpage: https://www.facebook.com/xnktaybannha