DINH DƯỠNG ĐẠI CƯƠNG CHO CÂY TRỒNG
1.Các chất dinh dưỡng thiết yếu(phân bón).
-Phân bón là hợp chất được cung cấp cho thực vật để đẩy mạnh tăng trưởng.
-Phân bón thường được trộn vào đất( bón rễ) để rễ cây hấp thụ, hoặc để phun qua lá.
-Phân bón có 2 dạng: dạng vô cơ (gồm các chất hóa học hoặc các chất khoáng vô cơ đơn giản) dạng hữu cơ( có thành phần là các chất hữu cơ)
Chất dinh dưỡng | Kí hiệu | Dạng cây hút |
Carbon | C | Co2 |
Hydro | H | H2O |
Oxy | O | O2, H2O |
Nito | N | NH4+, NO3- |
Lân | P | H2PO4-, HPO4 2- |
Kali | K | K+ |
Canxi | Ca | Ca++ |
Magie | Mg | Mg++ |
Sắt | Fe | Fe++, Fe+++ |
Magan | Mn | Mn++ |
Bo | B | H3PO4, BO3- |
Kẽm | Zn | Zn++ |
Đồng | Cu | Cu++ |
Molipden | Mo | MnO4-- |
1.Hình thức hút dinh dưỡng.
3.Các dạng phân bón
Quá trình biến hóa xác hữu cơ trong đất
Quá trình khoáng hóa: là quá trình phân hủy xác hữu cơ dưới tác động của quần thể vi sinh vật thành các chất khoáng hòa tan hay chất khí và tỏa nhiệt.Tùy thuộc vào điều kiện khoáng hóa mà cho sản phẩm khác nhau.
Vai trò phân hữu cơ đối với cây trồng:
+ cung cấp dinh dưỡng đặc biệt là N, cây sử dụng lâu
+ chất hữu cơ còn là nguồn lớn CO2 cho cây quang hợp
+ kích bộ rễ phát triển, nâng cao tính thẩm thấu của tế bào
Khái niệm:Phân hóa học hay phân vô cơ là những hóa chất chứa các chất dinh dưỡng
thiết yếu cho cây được bón vào cây nhằm tăng năng suất, có các loại phân bón hóa học chính:phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng.
Phân hóa học hay phân vô cơ là những hóa chất chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây được bón vào cây nhằm tăng năng suất, có các loại phân bón hóa học chính: phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng.
Ưu điểm: đáp ứng nhanh kịp thời nhu cầu của cây, hàm lượng dinh dưỡng ổn định, dễ kiểm soát. Dễ vận chuyển, dễ sử dụng vì ít tốn công.
Nhược điểm: sử dụng đơn độc lâu ngày đất bị chai cứng, chua, cây hất thụ kém. Hạn chế vi sinh vật phát triền. Có khả năng gây ô nhiễm môi trường.
4. Chức năng của các nguyên tố dinh dưỡng
Nguyên tố đa lượng
A.Đạm (N):
Chức năng: Là hợp chất quan trọng của chất hữu cơ cấu tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nuleic, protein. Tăng sinh trưởng và phát triển của các mô sống. Cải thiện chất lượng của rau ăn lá, cỏ khô, thức ăn gia súc và protein hạt ngũ cốc.
Triệu chứng thiếu hụt đạm:

+ Sinh trưởng còi cọc, cây lùn.
+Xuất hiện màu
xanh lợt đến vàng nhạt trên các lá già, bắt đầu từ chóp lá. Tiếp đó là các lá gìa bị chết hoặc bị rụng tùy theo mức độ.
+ Khi thiếu trầm trọng số hoa giảm nhiều.
+ Hàm lượng protein thấp
Khắc phục thiếu đạm (N):
+Bón thêm chất hữu cơ vào đất
+Tăng cường bón phân đạm ( ure (NH2)2CO, SA (NH4)2SO4, NH4NO3, Ca(NO3)2, NaNO3, NH4Cl, CaCN2( canxicyanimite)
+ Luân canh cây họ đạm
B.LÂN (P2O5)
Chức năng:
+Tham gia cấu trúc di truyền: AND, ARN
+Tạo mầm hoa
+Tham gia chuỗi poty peptid: màng tế bào chắc hơn
+Tham gia quá trình tạo năng lượng ATP, ảnh hưởng đến quang hợp cây
+Tham gia phát triển bộ rễ, rễ phát triển sâu, mạnh
+P tham gia vào thành phần của axit nucleic ADN và ARN có vai trò quan trọng trong quá trình di truyền của cây, quá trình phân chia tế bào và sinh trưởng của cây.
+ Kích Ra hoa đồng loạt
+ Kích hệ rễ phát triển đặc biệt rễ bên và lông hút.
+ Cải tạo đất, hạ phèn, nâng pH, phòng trừ nấm và tuyến trùng hại rễ( Lân hữu cơ)
Triệu chứng thiếu hụt lân
+ Cây còi cọc toàn bộ, các lá trưởng thành có màu xanh sẫm đến lam lục, dựng đứng và thường bị hẹp, rễ bị kìm hãm
+ Khi thiếu trầm trọng lá và thân có vết tím, thân mảnh
+ Chín chậm, không có hoặc phát triển kém về hạt, quả kém phát triển.
Khắc phục thiếu lân:
+ Bón thêm lân vào đất, điều chỉnh pH bón thêm vôi nếu đất quá chua.
+ Dạng phân bón chứa lân: Ca3(H2PO4)2(superlan) có chứa 15-20% P2O5., Phân lân nung chảy (termo photphat) có chứa 30-35% P2O5,
C.KALI
+ Tăng hoạt động sống trong tế bào (giảm độ nhớt của nguyên sinh chất, tăng mứt độ thủy hóa của keo nguyên sinh)
+ Xúc tiến quang hơp và vận chuyển các sản phẩm quang hợp về cơ quan dự trữ (sự tập trung hàm lượng cao của ion K+ trong tb khí khổng làm thay đổi sức trương của tb kk và dk đóng mở khí khổng, điều chỉnh vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch floem)
+ Kháng lại điều kiện bất lợi(cải thiện khả năng sử dụng ánh sáng khi thời tiết lạnh, mây mù).
Khắc phục thiếu Kali
Bón kali và tận dụng các nguồn tàn dư thực vật vùi lấp lại cho đất.