Trồng và chăm sóc cây Cam
Phần 1. Kỹ thuật trồng cây Cam
1.1. Chọn đất trồng
Cây cam có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng vườn trồng phải đảm bảo tiêu thoát nước tốt, đất thoáng khí và không có tầng đất cứng, vì sự hiện diện của tầng đất này sẽ làm cản trở sự phát triển của bộ rễ. Để trồng cây cam được thành công đòi hỏi nhà vườn phải có sự đầu tư vườn trồng và áp dụng những biện pháp quản lý đất thích hợp.
Đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có bề dày từ 80-100 cm, có hàm lượng mùn cao, cao ráo, thoát nước, mực nước ngầm dưới 1 m đều có thể trồng cam quýt. Nếu mực nước ngầm cao, ít thoát nước thì phải có hệ thống thoát nước tốt, lên liếp để trồng.
Đất cát pha thịt hay đất thịt có chiều sâu ít nhất là 1m, tơi xốp và thoáng khí là những loại đất lý tưởng nhất thích hợp để trồng cây cam. Nếu vườn trồng thoát nước kém vào mùa mưa thì bộ rễ cây sẽ bị ngập úng và từ đó dẫn đến sự xuất hiện của nhiều loại bệnh hại cây trồng. Do đó, khi chuẩn bị vườn trồng cần phải chú ý đến hệ thống tiêu và thoát nước cho vườn.
- Cây cam cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả nhưng cũng rất sợ ngập úng, ẩm độ thích hợp nhất là 70-80%. Lượng mưa cần khoảng 1000-2000mm/ năm. Trong mùa nắng, cần phải tưới nước và lượng muối NaCl trong nước tưới không quá 3g/lít.
- Chọn địa điểm làm vườn: Xa các vườn cây có múi đã bị nhiễm bệnh virus hoặc tương tự virus và các bệnh vi khuẩn như bệnh loét, vàng lá greening,…
- Không trồng trên các vườn đã trồng cây có múi cũ đã có triệu chứng tiền nhiễm tuyến trùng hoặc các bệnh nấm như Phytophthora
- Độ cách ly không gian giữa vườn trồng cây cam sạch bệnh với các vườn cây có múi không rõ nguồn gốc ít nhất là 50m.
1.2. Chọn giống
(Sưu tầm)
- Phù hợp cho từng vùng
- Tiêu chuẩn cây giống:
+ Được nhân giống từ nguồn sạch bệnh
+ Cây sinh trưởng khoẻ, thân thẳng, không có lá dị dạng
+ Chiều cao cây giống 60cm (vị trí ghép)
+ Đúng giống.
+ Không có triệu chứng bị sâu bệnh hại.
1.3. Cách trồng, mật độ trồng
1.3.1.Cách trồng
- Nên thiết kế hàng theo hướng Bắc - Nam và trồng cây giữa các hàng theo nguyên tắc “nanh sấu” để cây tiếp xúc ánh sáng từ hướng đông và tây được tối ưu nhất (cây của hàng trước sẽ không che ánh sáng của hàng sau).
Khi trồng, đảo lớp đất trộn phân đã có trong hố, đào một lổ sâu hơn bầu một ít, đặt cây vào giữ tháo bỏ bầu (nếu bằng nilon) và lắp đất lại cao hơn mặt bầu khoảng 3-5cm. Nén chặt và tưới nước.
Nên tỉa bớt lá trên cây giống. Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với cây tháp hoặc cây chiết có nhánh phân bố đều. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán
Trong một số trường hợp cần cắt rễ cọc, để tránh rễ ăn sâu gặp tầng phèn hoặc thủy cấp cao dễ bị thối rễ.
Thao tác cắt rễ trước khi trồng (Sưu tầm)
Để xử lý côn trùng có thể gây hại bộ rễ, chúng ta nên dùng thuốc Regent liều lượng khuyến cáo và trộn đều với đất trong hố để khử trùng.
Gần đây theo những kết quả nghiên cứu thì trước khi trồng cây khoảng 10 ngày, nên sử dụng thuốc trừ sâu lưu dẫn tưới vào bầu cây con, để bảo vệ cây từ vườn ươm ra ngoài.
Mùa khô nên dùng rơm rạ tủ gốc, cách gốc 10cm.
Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể .
Trồng dặm
Sau khi trồng mới 15-20 ngày là tiến hành trồng dặm kịp thời những cây bị chết. Kỹ thuật trồng dặm thao tác như trồng mới.
1.3.2 Mật độ trồng
Mật độ phụ thuộc đất ít hay nhiều, đất tốt xấu, khả năng đầu tư phân bón,
nước tưới, thời gian khai thác ngắn hay dài.
Mật độ trồng cam tại ĐBSCL
Khoảng cách trồng phổ biến: 4m x 5m (500cây/ha) với cây ghép, cây giống
chiết trồng dầy hơn 4x3m, hay 3x 3m (800 – 1000cây/ha)
Mật độ này còn phụ thuộc vào có trồng xen hay không, nếu trồng xen phải
tính cả cây trồng xen.
1.4. Thời vụ
- Ở các tỉnh phía Bắc, vụ Xuân: tháng 2-3 hay vụ Thu: tháng 9-10 đều trồng
được cam quýt nhưng tốt nhất là trồng vào vụ xuân có độ ẩm không khí cao và
có mưa xuân nên tỷ lệ cây sống cao.
- Phía Nam trồng vào đầu và cuối mùa mưa