Giá sầu riêng 22/8: Sầu riêng Thái hàng đẹp giá cao nhất hôm nay
Giá sầu riêng 22/8: : Giữ mức cao, giá sầu riêng Thái hàng đẹp cao nhất 88.000 đồng/kg
Giá sầu riêng Thái, sầu riêng Ri6, sầu riêng Musangking, sầu riêng Chuồng Bò khu vực Tây Nam bộ, Đông Nam bộ, Tây Nguyên hôm nay tiếp tục giữ ổn định ở mức cao; giá sầu Thái, sầu riêng Ri6 từ loại đẹp đến loại xô có giá cao ổn định đã 4 ngày nay.
Cụ thể, tại khu vực miền Tây Nam bộ, sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-59.000 đồng/kg, mức giá này đi ngang so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-52.000 đồng/kg, giữ ổn định so với hôm qua.
Sầu Thái hàng đẹp lựa có giá 83.000-88.000 đồng/kg, loại này giữ ổn định so với hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 75.000-80.000 đồng/kg, cũng ổn định so với hôm qua.
Tại khu vực miền Đông Nam bộ, sầu Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-58.000 đồng/kg, đi ngang so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, ổn định so với hôm qua.
Sầu Thái đẹp lựa có giá 83.000-87.000 đồng/kg, không có sự thay đổi về giá so với hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 75.000-80.000 đồng/kg giữ ổn định so với ngày hôm qua.
Giá sầu riêng hôm nay 22/8, tại khu vực Tây Nguyên, sầu Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-58.000 đồng/kg, không thay đổi so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, giữ nguyên so với giá của ngày hôm qua.
Sầu Thái đẹp lựa có giá 83.000-87.000 đồng/kg, đi ngang so với giá của ngày hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 75.000-80.000 đồng/kg; giữ ổn định từ hai ngày trước.
Dưới đây là bảng gia sau rieng hom nay tham khảo được thương lái thu mua tại vườn ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 22/8. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.
Chỉ sau thời gian ngắn được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, xuất khẩu sầu riêng của ta đã mang lại gần 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, là mặt hàng có sự tăng trưởng xuất khẩu tốt nhất thời gian qua. Giá trị xuất khẩu sầu riêng tăng cao cho thấy đây là điểm tích cực trong chuyển đổi và phát triển cây trồng giá trị cao vùng Tây Nguyên.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, cả nước có khoảng 90.000ha sầu riêng đang cho thu hoạch với sản lượng 1,3 triệu tấn quả mỗi năm. Trong đó, Đắk Lắk là địa phương đứng thứ hai cả nước (sau Tiền Giang) về diện tích lẫn sản lượng, khoảng 15.000ha và hơn 115.000 tấn quả mỗi vụ.
Lâu nay, hơn 70% quả sầu riêng tại Đắk Lắk chỉ xuất khẩu theo đường tiểu ngạch. Vì vậy, việc có con đường chính ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đã, đang và sẽ nâng tầm giá trị của loại trái cây này trong tương lai.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng nóng của xuất khẩu sầu riêng cũng gây ra nhiều lo ngại, đặc biệt về vấn đề gian lận mã số vùng trồng. Theo các chuyên gia, phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa cơ quan chức năng, địa phương và doanh nghiệp để hạn chế tối đa tình trạng này, tránh việc các mã sống vùng trồng đã được cấp rồi lại bị thu hồi, ảnh hưởng đến thương hiệu trái cây Việt Nam.
Để phát triển bền vững cây sầu riêng, mới đây Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát diện tích sầu riêng; xây dựng đề án, kế hoạch phát triển sản xuất theo vùng tập trung gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở đóng gói, sơ chế, chế biến.
Các địa phương đang khẩn trương rà soát, xây dựng hồ sơ đề nghị cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu phù hợp. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc cấp, quản lý, sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp mạo danh, gian lận, sử dụng mã số không đúng mục đích.
Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng khuyến cáo nông dân không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng tại các vùng mà điều kiện đất đai, tưới tiêu nước không phù hợp, không tự phát chuyển đổi từ cây trồng khác sang cây sầu riêng.